DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ HÌNH THỨC CHUYỂN GIÁ TẠI DOANH NGHIỆP
Hiện tượng chuyển giá của các doanh nghiệp tại Việt Nam chủ yếu là ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã diễn ra với nhiều cách thức khác nhau theo các giai đoạn khác nhau của quá trình kinh doanh và theo các ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên, đặc điểm chung của các doanh nghiệp này sẽ hiện rõ trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp, việc xem xét báo cáo tài chính qua nhiều năm sẽ cho cái nhìn sâu sắc và cho thấy sự không bình thường trong việc kinh doanh ở các doanh nghiệp này.
Các dấu hiệu nhận biết
Theo thống kê thì các dầu hiệu sau sẽ dễ dàng nhận doanh nghiệp là một công ty có thể đang thực hiện hành vi chuyển giá:
- Ghi nhận kết quả kinh doanh lỗ (hoặc kết quả kinh doanh có lợi nhuận không đáng kể) trong nhiều năm liên tiếp trong khi doanh thu, qui mô tăng liên tiếp qua các năm.
- Chỉ buôn bán với một khách hàng cố định và doanh thu xấp xỉ giá vốn.
- Các khoản nợ ứng trước từ người mua treo nhiều năm với số tiền lớn.
- Các khoản nợ phải trả lớn và treo nhiều năm.
- Các doanh nghiệp vốn mỏng, chủ yếu hoạt động dựa vào vốn vay.
- Giá bán sản phẩm không đồng nhất giữa các công ty, xu hướng thấp ở các công ty ở nước ngoài.
- Các công ty tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng sản phẩm qua nhiều quốc gia lãnh thổ.
Các hình thức chuyển giá
Dựa vào các dấu hiệu trên thì chúng ta chỉ mới đặt vắn đề chuyển giá tại Doanh nghiệp ở mức độ nghi ngờ và có dấu hiệu, còn đi sầu vào bản chất vấn đề cần xác định các hình thức chuyển giá để có thể xác định chính xác có hay không việc chuyển giá tại Doanh nghiệp. Chúng ta sẽ nghiên cứu các hình thức chuyển giá thông qua vòng đời của Doanh nghiệp từ lúc thành lập tới khi ổn định sản xuất kinh doanh. Một số hình thức chuyển giá phổ biến mà các Doanh nghiệp hay áp dụng:
Khi doanh nghiệp mới thành lập và đang trong quá trình xây dựng cơ bản:
- Chuyển giá thông qua việc góp vốn bằng tài sản hoặc mua sắm tài sản cố định với giá cao hơn mức thông thường của thị trường.
- Vay tiền bên liên quan có lãi suất để vốn hóa lãi vay vào tài sản cố định.
- Phát sinh các dịch vụ thiết lập chu trình sản xuất, kinh doanh ban đầu với bên liên kết.
Khi doanh nghiệp đã đi vào hoạt động chính thức:
- Mua nguyên vật liệu của bên liêt kết cho dù loại này trong nước sản xuất được và thường giá thành trong nước sẽ rẻ hơn.
- Bán hàng cho bên liên kết với giá thấp hơn mức bình thường của thị trường.
- Vay bên liên quan có lãi suất.
- Phân bổ hoặc sử dụng các dịch vụ khác của bên liên quan nhưng không thực sự cần thiết hoặc giá cả không có căn cứ xác định chính xác.
Các hình thức chuyển giá thường được áp dụng vì sẽ mang lại giá trị lớn về giá trị là chuyển giá thông qua mua sắm tài sản cố định (giá trị phát sinh lớn trong từng lần); Mua sắm nguyên vật liệu/ bán hàng vì tuy số tiền mỗi lần không cao nhưng tần suất giao dịch lớn nên số tiền sẽ lớn; Vay vì khoản vay này lãi suất sẽ không cố định mà tùy thuốc vào thỏa thuận hai bên.
Tuy nhiên, các dấu hiệu và hình thức chuyển giá trên chỉ bị khống chế theo luật về chuyển giá khi có phát sinh giao dịch với bên liên quan. Chúng tôi sẽ giới thiệu cách nhận biết các bên liên quan trong phần tiếp theo của bài viết.