Sữa chữa hàng đã bán
Hiện tại chế độ kế toán không hướng dẫn rõ trường hợp khi nhận lại hàng đã bán để sửa chữa và giao lại cho khách hàng thì hạch toán kế toán như thế nào, tuy nhiên thông tư 200 có nêu rõ việc hạch toán coi trọng “bản chất hơn hình thức”, việc hạch toán trong trường hợp này cũng theo nguyên tắc này để xác định các tài khoản được phép hạch toán:
Trường hợp 1: Nếu khách hàng xuất trả hàng bị lỗi và yêu cầu xuất hàng bổ sung ngay khi trả hàng thì trong trường hợp này doanh nghiệp nhận lại hàng ghi rõ hàng bị trả lại và xuất hóa đơn hàng mới cho khách hàng. Còn hàng bị lỗi nếu công ty tiến hành sữa chữa thì hạch toán:
Nợ TK 154/ Có TK 155: Giá trị hàng bị lỗi đưa và tái sản xuất hoặc sữa chữa.
Chứng từ nhận hàng gồm hóa đơn trả lại hàng, phiếu nhập kho sản phẩm lỗi.
Trường hợp 2: Khách hàng đưa lại sản phẩm bị lỗi cho công ty sữa chữa theo chính sách bảo hành của sản phẩm thì khi nhận hàng chỉ theo dõi ngoại bảng và tiến hành sữa chữa hàng bị lỗi, hạch toán như sau:
Nợ TK 641/ Có TK 152, 153, 111, 334, … : Các chi phí liên quan tới việc bảo hành sản phẩm.
Chứng từ nhận hàng gồm hóa đơn đã bán, thẻ bảo hành còn hạn.
Trường hợp 3: Khách hàng đưa lại sản phẩm bị lỗi cho công ty sữa chữa nhưng trên các hợp đồng không có điều khoản về bảo hành, bảo trì thì khi nhận hàng chỉ theo dõi ngoại bảng và tiến hành sữa chữa hàng bị lỗi, ở trường hợp này có thể xem như là chi phí sản xuất sản phẩm phát sinh thêm (chi phí hoàn thiện lại sản phẩm), hạch toán như sau:
Nợ TK 632/ Có TK 152, 153, 111, 334, … : Các chi phí liên quan tới việc hoàn thiện lại sản phẩm.
Chứng từ nhận hàng có thể là hàng tạm nhập tái xuất.
P/s: Các hướng dẫn trên mang tính tham khảo. Trong trường hợp cần tư vấn chi tiết từng trường hợp cụ thể rõ hơn thì vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi.